Tình trạng ngập nước có thể khiển tủ lạnh hư hỏng nặng thậm chí không hoạt động được. Dưới đây là gợi ý các lỗi và cách sửa tủ lạnh bị ngập nước an toàn tại nhà. Hãy tham khảo nhé!
1. Các lỗi thường gặp khi tủ lạnh bị ngập nước
1.1. Board mạch chủ bị hỏng
Để tủ lạnh được hoạt động ổn định và hiệu quả, board mạch đóng vai trò vô cùng quan trọng. Khi tủ lạnh bị ngập nước rất dễ dẫn đến tình trạng board mạch bị trục trặc làm cho tủ lạnh không hoạt động bình thường được.
1.2. Block tủ lạnh bị hỏng
Block tủ lạnh hay còn được biết đến là máy nén tủ lạnh – đây là bộ phận có chức năng tạo ra hơi lạnh để bảo quản thực phẩm. Block tủ lạnh thường được thiết kế ở vị trí phía dưới của tủ lạnh, do đó khi tủ lạnh bị ngập nước bộ phận này dễ bị ảnh hưởng nhất. Khi block tủ lạnh bị hư hỏng sẽ làm cho hiệu quả làm lạnh kém hơn, thậm chí có thể khiến cho tủ lạnh không hoạt động được nữa.
1.3. Tủ lạnh bị rò rỉ gas
Khi tủ lạnh bị ngập nước, một lỗi khác cũng thường xảy là là khí gas bị rò rỉ. Khi xuất hiện tình trạng này, không chỉ hiệu quả làm lạnh của tủ kém đi mà còn khiến tiêu tốn nhiều điện năng hơn. Do vậy, thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh nhanh chóng bị hư hỏng và bốc mùi.
Xem thêm: Dịch vụ sửa tivi tại Hải Dương Giá Rẻ- Thợ Giỏi
1.4. Tủ lạnh bị chập, cháy
Nước có khả năng sẽ thấm vào các linh kiện bên trong khi tủ lạnh bị ngập nước, dẫn đến tình trạng tủ lạnh bị chập điện, hay tệ hơn có thể gây cháy nổ, rất nguy hiểm cho gia đình.
Xem thêm: Khám phá tác dụng của khay nước sau tủ lạnh
2. Cách xử lý khi tủ lạnh bị ngập nước
Chính vì hậu quả nghiêm trọng trên, cần có biện pháp khắc phục hiệu quả, kịp thời khi tủ lạnh bị ngập trong nước để đảm bảo duy trì chất lượng của tủ lạnh cũng như sự an toàn của các thành viên trong gia đình.
Khi tủ lạnh bị ngập nước, cần thực hiện theo các bước sau đây.
Bước 1: Ngắt toàn bộ nguồn điện trong nhà.
Hiện tượng rò rỉ điện qua nước dễ xảy ra khi tủ lạnh bị vào nước, nguy hiểm đến tính mạng của người dùng. Do đó khi phát hiện nhà bị ngập nước, việc đầu tiên bạn cần làm là ngắt hết nguồn điện để tủ lạnh được an toàn, tránh hiện tượng rò rỉ điện.
Bước 2: Di chuyển tủ lạnh đến nơi khô ráo để tiến hành vệ sinh tủ lạnh.
Để tiến hành vệ sinh lại tủ lạnh, bạn nên tìm nơi khô ráo, thoáng mát để đảm bảo an toàn cho bản thân.
Vệ sinh tủ lạnh từ trong ra ngoài để đảm bảo cặn bẩn do nước được loại bỏ hoàn toàn, ngăn ngừa vi khuẩn còn sót lại sinh sôi và phát triển, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng.
Bước 3: Sấy khô các bộ phận của tủ lạnh
Sử dụng máy sấy hoặc quạt để làm khô các bộ phận của tủ lạnh. Bước này được thực hiện để đảm bảo giảm thiểu sự hư hỏng nghiêm trọng khi tủ lạnh bị vào nước.
Lưu ý: Không cắm nguồn điện ngay khi sấy khô, phải đợi sau khoảng 12-24h để tủ lạnh không còn hơi ẩm và các linh kiện bên trong hoàn toàn khô ráo. Lúc này mới có thể cắm điện cho tủ lạnh vận hành lại.
Nếu còn thấy bối rối và không có quá nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý tình huống này, đầu tiên bạn nên ngắt điện và liên hệ với Điện máy Hải Dương qua dịch vụ sửa tủ lạnh tại nhà để được hỗ trợ kịp thời.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn nắm được các lỗi thường xảy ra khi tủ lạnh bị ngập nước để đưa ra cách xử lý kịp thời. Cảm ơn các bạn đã theo dõi. hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau!