Hướng dẫn cách vệ sinh vòi lấy nước của tủ lạnh đúng cách

Hướng dẫn cách vệ sinh vòi lấy nước của tủ lạnh đúng cách

Tủ lạnh được trang bị vòi lấy nước ngoài có thiết kế hiện đại, lấy nước lạnh tiện lợi ngay từ bên ngoài, tiết kiệm điện và thời gian hiệu quả. Tuy nhiên, vòi lấy nước ngoài của tủ nếu không được vệ sinh thường xuyên sẽ không đảm bảo nguồn nước sạch được cấp. Dưới đây là cách vệ sinh vòi lấy nước ngoài của tủ lạnh đunga chuẩn và chi tiết nhất.

1. Lý do cần phải vệ sinh vòi lấy nước của tủ lạnh

Tương tự như những vị trí khác trên tủ lạnh, sau thời gian sử dụng, vòi lấy nước cũng sẽ tích tụ và bám nhiều cặn bẩn. Nếu bạn không vệ sinh định kỳ thì đây sẽ là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Khi vị trí vòi lấy nước tích tụ nhiều tác nhân gây hại thì nguồn nước bạn sử dụng trực tiếp đưa vào người cũng bị nhiễm khuẩn. Vì vậy để đảm bảo sức khỏe bản thân và cả gia đình, bạn nên định kỳ vệ sinh vòi lấy nước đúng cách.

    Vị trí vòi lấy nước bên ngoài tủ lạnh khá dễ bám bụi

    2. Hướng dẫn vệ sinh vòi lấy nước của tủ lạnh đúng cách

    Vệ sinh đường ống dẫn nước từ trong tủ ra ngoài

    – Bước 1: Trước khi vệ sinh bạn cần ngắt điện cho tủ lạnh. Tiếp theo bạn từ từ xê dịch tủ lạnh ra phía ngoài để tiện thao tác hơn. Sau đó bạn cần tìm đến van cấp nước thường đặt ở đáy tủ và xoay theo chiều kim đồng hồ để tạm ngưng cấp nước.

    Bước này chỉ áp dụng với những dòng tủ lạnh lấy nước trực tiếp từ bên ngoài vào. Nếu tủ lạnh nhà bạn thuộc kiểu lấy nước gián tiếp thì có thể bỏ qua bước này.

    – Bước 2: Bạn cần pha hỗn hợp dung dịch bao gồm giấm và nước. Sau đó đổ dung dịch vừa pha vào đường ống để vệ sinh.

    – Bước 3: Để dung dịch đó trong đường ống khoảng 10 phút để làm mềm các chất cặn bẩn. Sau đó bạn tiếp tục đổ nước sạch vào đường ống và đợi thêm khoảng 10 phút. Hết thời gian bạn cần xả sạch nước ra ngoài.

    Cho dung dịch nước và giấm vào ống nước để vệ sinh
    Cho dung dịch nước và giấm vào ống nước để vệ sinh

    – Bước 4: Lắp lại đường ống và kết nối nguồn điện trở lại cho tủ lạnh. Nếu bộ lọc của tủ đã lâu chưa thay thì bạn nên thay thế lõi lọc mới để đảm bảo chất lượng nguồn nước.

    – Bước 5: Bạn vẫn tiếp tục xả nước qua vòi lấy nước để làm sạch cho đến khi không còn ngửi thấy mùi giấm là được.

    Vệ sinh khu vực bình chứa nước bên trong tủ lạnh

    – Bước 1: Pha giấm và nước vào một chiếc bát nhỏ với tỷ lệ 1:1. Đây đều là những nguyên liệu tự nhiên và bạn có thể tìm thấy dễ dàng.

    Pha giấm và nước vào một chiếc bát nhỏ với tỷ lệ 1:1
    Pha giấm và nước vào một chiếc bát nhỏ với tỷ lệ 1:1

    – Bước 2: Dùng khăn giấy thấm vào dung dịch vừa pha rồi lau sạch bề mặt bình chứa nước bên trong tủ lạnh. Nếu như bạn thấy khu vực xung quanh vòi lấy nước bên ngoài cũng bám nhiều bụi bẩn thì vẫn có thể tận dụng dung dịch này để lau sạch.

    Vệ sinh khu vực xung quanh vòi lấy nước của tủ lạnh
    Vệ sinh khu vực xung quanh vòi lấy nước của tủ lạnh

    Trong quá trình làm vệ sinh, mùi giấm sẽ bốc lên khá nồng. Tuy nhiên bạn cứ yên tâm vì giấm sẽ bốc hơi nhanh chóng và không để lại mùi khó chịu bên trong tủ lạnh.

    – Bước 3: Tháo bình chứa nước ra và ngâm vào hỗn hợp dung dịch giấm – nước trong khoảng 15 phút dễ loại bỏ dễ dàng các chất bẩn tích tụ. Nếu các vết bẩn quá cứng đầu, bạn có thể dùng một chiếc bàn chải đánh răng hỗ trợ loại bỏ chúng.

    Tháo bình chứa nước ra và ngâm vào hỗn hợp dung dịch giấm – nước trong khoảng 15 phút
    Tháo bình chứa nước ra và ngâm vào hỗn hợp dung dịch giấm – nước trong khoảng 15 phút

    – Bước 4: Sau khi rửa sạch bình bạn cần lâu khô để tránh nấm mốc lại phát triển. Đến khi hơi ẩm hoàn toàn được loại bỏ, bạn đã có thể lắp bình chứa nước về vị trí ban đầu.

    Vệ sinh vị trí vòi lấy nước nằm phía ngoài tủ lạnh

    – Bước 1: Bạn cần chuẩn bị một chén nước và nhỏ vào đó vài giọt nước rửa bát. Tuy nhiên nếu bạn không muốn sử dụng đến hóa chất có thể thay thế bằng nước ấm và giấm hòa tan theo tỉ lệ 1:1.

    Hòa tan nước rửa chén cùng với nước
    Hòa tan nước rửa chén cùng với nước

    – Bước 2: Dùng chiếc cọ nhỏ, nhúng vào chén nước vừa pha để hòa tan và tạo bọt (nếu sử dụng nước rửa chén).

    – Bước 3: Lúc này bạn sẽ sử dụng chiếc cọ nhỏ đó chà nhẹ nhàng vào vòi lấy nước khoảng 10 – 15 giây. Sau đó bạn làm sạch cọ và tiếp tục sử dụng dung dịch tẩy rửa vừa pha để làm sạch hẳn các vết bẩn còn trên vòi lấy nước.

    Dùng cọ nhỏ để vệ sinh vòi lấy nước bên ngoài tủ lạnh
    Dùng cọ nhỏ để vệ sinh vòi lấy nước bên ngoài tủ lạnh

    – Bước 4: Xả lại bằng nước sạch khoảng 1 phút cho đến khi phần nước xả ra trở nên trong.

    Xả lại bằng nước sạch khoảng 1 phút
    Xả lại bằng nước sạch khoảng 1 phút

    3. Những điều cần lưu ý khi vệ sinh vòi lấy nước của tủ lạnh

    – Nếu tủ lạnh nhà bạn có thêm chức năng làm đá tự động ở vòi lấy nước thì nên loại bỏ phần đá đã làm trước đó. Bởi trong quá trình vệ sinh có thể giấm cùng các chất bẩn đã bám vào phần đá đã làm này. Vậy nên tốt nhất bạn nên bỏ phần đá này để để đảm bảo an toàn vệ sinh.

      – Bạn nên thực hiện việc vệ sinh cho vòi lấy nước tủ lạnh khoảng 1 lần/ tháng để đảm bảo chất lượng nguồn nước sử dụng trực tiếp đưa vào cơ thể. Nếu khi vị trí đặt tủ lạnh thường xuyên có nhiều bụi thì bạn nên điều chỉnh tăng tần suất làm vệ sinh cho phù hợp.

      Trên đây là cách vệ sinh vòi lấy nước ngoài của tủ lạnh chi tiết. Hãy thực hiện với tủ lạnh nhà bạn theo bài hướng dẫn trên để đảm bảo nguồn nước bạn uống luôn được sạch sẽ, an toàn cho sức khỏe gia đình nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi!

      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *